Nghị Định Là gì– Kiến Thức Pháp Luật Quan Trọng Trong Ngành Nghề Bất Động Sản

Nghị định là gì? Chắc hẳn có rất nhiều bạn hiện nay vẫn còn lờ mờ rằng Nghị định là gì? Hay chính phủ ban hành về nghị định những vẫn đề gì ? Vậy ngày hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thêm những kiến thức về nghị đinh.

  1. Nghị định là gì và những vấn đề chính phủ quy định?

Nghị định là ( Một loại văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ) hình thức văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất.

Nghị định của Chính phủ là hình thức văn bản pháp luật để: quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ; quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ quốc hội.

Nghị định của Chính phủ có giá trị thấp hơn Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân các cấp ban hành.

  1. Các Nghị định được ban hành trong lĩnh vực bất động sản

  • Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều cuae Luật kinh doanh bất động sản.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.

  • Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

Nghị định này quy định việc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

  • Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Nghị định này điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc đầu tư phát triển             đô thị bao gồm: Quy hoạch đô thị; hình thành, công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị; thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác, chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị.

  • Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng.

 

  • Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư, xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

 

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ( trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghiệp cao ); kinh doanh bất độn sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

  1. Các chính sách mới liên quan đến bất động sản năm 2020.

  • Nhiều vi phạm đất đai bị sử phạt tới 1 tỷ đồng.

Ngày 05/01/2020, Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai chính thức có hiệu lực. Theo nghị định này nhiều hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai bị xử phạt tới 1 tỷ đồng như:

  • Tự ý chuyển đất chồng lúa sang đất ở: Theo khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019, chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp ( trong đó có đất ở) tại khu vực nông thôn và đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì phạt tiền căn cứ theo diện tích tự ý chuyển, mức phạt cao nhất là 01 tỷ đồng (áp dụng đối với tổ chức tự ý chuyển từ 03 héc ta trở lê tại khu vực đô thị.

  • Không làm giấy chứng nhận ( Sổ hồng) cho người dân: Theo điều 31 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà thì hình thức và mức xử phạt tương ứng với thời gian và mức độ vi phạm; mức phạt cao nhất là 01 tỷ đồng áp dụng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.

  • Phân lô, bán nền sai: Khoản 2 Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định: Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ hai điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì mức phạt cao nhất là 01 tỷ đồng đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 ha trở lên.

  • Bảng giá đất 63 tỉnh thành giai đoạn 2020-2024.

Ngày 19/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Trên cơ sở Nghị định này, các tỉnh sẽ xây dựng bảng giá đất mới áp dụng trong 05 năm giai đoạn 2020-2024.

Theo khoản 2 Điều 114 Luật đất đai 201, Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau: Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; tính thuế sử dụng đất,…

Như vậy, giá đất theo Bảng giá đất tăng cao thì người dân mất nhiều tiền hơn khi tính thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất.Mặt khác, người có đất bị thu hồi thì mức bôi thường sẽ tăng so với những năm trước ( tuy nhiên số hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng số người sử dụng đất trong cả nước).

  • Quy định mới về xây dựng tầng tum, tầng lửng

Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD, sô tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất ( kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái.

Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái.

Đối với nhà riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của sàn xây dựng ngay bên dưới. 

Lưu ý: Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình. 

  • Chúng tôi hi vọng với bài viết của mình ngày hôm nay sẽ góp phần cung cấp thêm kiến thức về Nghị định trong pháp luật đối với ngành nghề bất động sản và cập nhật những Nghị định mới có hiệu lực từ năm 2020 để các bạn có thể nắm bắt thông tin của mình một các hiệu quả và chính xác hơn.

0901444132